Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Khát Vọng Dân Tộc
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Từ khởi đầu, thuở dựng nước. Đất nước ta khi hưng khi phế, khi thịnh khi suy. Trải qua bao cuộc “bể dâu” ông cha ta không ngừng tranh đấu dành lại độc lập và chủ quyền quốc gia. Từ những hiện tượng nhiểu nhương, phân hoá, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Gia Long - Nguyễn Huệ cho đến hiệp định Geneve chia đôi đất nước.

 


Những cuộc nội chiến gây nên cảnh nhà tan cửa nát, huynh đệ tương tàn, ruột thịt giết nhau. Sau cùng ngày 30 Tháng 4 năm 1975 trờ tới. Đó là một ngày không thể quên. Không thể quên, vì nó đã đánh dấu một đoạn đường dài 20 năm xa cách. Một ngày không thể quên vì, không có nỗi đau nào lớn hơn sự chia ly trong tình máu mủ Bắc – Nam nay đã được xoá đi, trùng phùng. Và rằng: đạn bom từ nay sẽ không còn cắt da, xẻ thịt con người Việt Nam…

 

30 tháng 4 năm 75. Môt ngày không thể quên. Không thể quên, vì không có khát vọng nào lớn hơn bằng khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước của môt dân tộc bị hành hạ suốt 20 năm chiến tranh nay đã hàn gắn. Đây chính là cuộc trường chinh bi thảm nhất của dân tộc nay được cùng nhau sống chung trong tình anh em, nói cùng ngôn ngữ và có chung một nền văn hoá…

 

30 tháng 4 năm 75. Đó là một ngày lịch sử. Không có kẻ thắng người thua. Một ngày có vạn người vui lẫn vạn người buồn. Nhưng cho dù buồn, vui hay thù hận rồi cũng qua khi cuộc chiến đã kết thúc 40 năm tròn. Trong khoảng thời gian và không gian ấy đến nay, lúa khoai-đậu bắp đã xanh tươi che lấp đạn bom cày xới. Từ ruộng đồng tan hoang đổ nát nay đã mọc lên hàng ngàn nhà máy, công trường, nhà thương, trường học… Trên một góc nhìn khác, vết thương lòng giờ đây cũng đã nguôi ngoai. Và, những người Mỹ đã trở lai chiến trường xưa. Nơi ấy đã một lần họ không được hoan nghênh, đón tiếp. Nhưng nay thời gian mờ nhạt và, trang sử đã lật qua. Những cựu chiến binh năm xưa giờ đây đã được chào mừng với những nụ cười cởi mở thứ tha, đẩy lùi quá khứ. Ngược lại, cũng rất nhiều người Việt Nam đã “khám phá” nước Mỹ với nền văn minh bậc nhất thế giới. Một quốc gia được thành lập bởi bản Hiến pháp quy định và phân định rõ ràng từng bộ phận và trách nhiệm theo tinh thần tam quyền phân lập do người cha đẻ John Lock đưa ra. Đây chính là căn bản và nền tảng để bảo vệ quyền làm người và quyền sống của mỗi công dân Hoa Kỳ. Trên căn bản Tuyên Ngôn Độc Lập được ra đời tại vườn hoa Ba Đình trong ngày 2/9/1945. Đây chính là bản tuyên ngôn dựa theo Hiến Pháp Hoa Kỳ được nhiều giới học giả, trí thức đánh giá rất cao xếp hàng thứ 3, theo sau bài Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ thứ X và Bình Ngô Đại Cáo của Ức Trai Nguyễn Trãi vào năm 1428.

 

Sự đổi thay giữa cái nhìn về người Mỹ hay nói rốt ráo hơn là những cựu chiến binh Hoa Kỳ hoặc những chuyến viếng thăm của người Việt Nam đến Mỹ nói lên tính tích cực hình ảnh của hoà bình, gát lại quá khứ đau thương sau 20 năm bình thường hóa và 40 năm đất nước thống nhất. Quan trọng hơn thế nữa là những cuộc “du xuân” của Mỹ-Việt chỉ là kết quả của sự cảm thông, hiểu nhau hơn về một cuộc chiến mà cả hai dân tộc bị chi phối bởi những giai đoạn lịch sử, tồi tệ. Sự khai thông mở cửa được bắt đầu từ Tổng thống Clinton, và đây chính là hoài bảo kế tục mà trước đây Tổng thống Andrew Jackson và vua Minh Mạng mong muốn 200 năm về trước. 

 

Khép lại môt quá khứ bi thương để nhìn về môt tương lai hứa hẹn, tốt lành hơn. Nguyên Đại sứ Douglas Pete Peterson, người tù binh đầu tiên đảm nhận vai trò Đại sứ sau 20 năm hòa bình đã trở lại làng An Bình đi thăm nông dân Nguyễn văn Chốp, người đã bắt ông làm tù binh vào năm 1966 khi máy bay bị bắn rơi. Cả hai, ông Đại sứ và người nông dân không còn sự ngăn cách của kẻ “bị” và người “được” như trước kia. Họ đã ôm chầm lấy nhau như những người bạn xa cách từ lâu, họ không có một biên cương ngăn cách, không nghe tiếng bom đạn rền vang trên bầu trời Việt Nam. Quê hương ta đó. Ngày nay trong khoảnh khắc ấy, Pete và Chốp không nói lên lời bằng thứ ngôn ngữ của loài người. Nhưng cả hai, từ trong tâm thức có cùng một niềm cảm thông về quá khứ đầy ấp đớn đau. Nhưng hôm nay trong ánh mắt thứ tha Pete và Chốp đã đẩy lùi tất cả cùng nhìn về kỷ nguyên mới với niềm hy vọng sống trong hòa bình, chia sẻ những giá trị chung giữa người và người nhằm trao đổi những điều rất vô cùng… rất thiết tha của 2 dân tộc. Nhìn xa hơn tí nữa cuộc hội ngộ giữa Chốp và Pete chỉ mang tính riêng rẻ, cá nhân. Tuy nhiên, trên một tầm nhìn khác gửi đến chúng ta như một thông điệp đem lại hòa bình, liên kết để phát triển giữa 2 quốc gia.

 

Cao hơn, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara với tấm lòng nhân hậu của một người Mỹ rất ư nhân hậu, ông đã đến Việt Nam bằng trái tim vĩ đại biết mình, hiểu người qua lời đề nghị một cuộc hội thảo để giảm bớt thương đau cho cả Việt lẫn Mỹ sau chiến tranh. Cuối cùng lời đề nghị đầy nhân bản ấy đã được tổ chức vào tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, với sự tham gia của những người từng hoạch định chính sách cả hai bên. Để rồi sau những ngày hội thảo trong tinh thần cởi mở hai cựu thù đã bắt tay nhau trong niềm cảm thông quá khứ cùng nhìn về tương lai. Thẳng thắng hơn nữa, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara trong lần viếng thăm tướng Võ Nguyên Giáp ông đã bộc bạch xác nhận rằng chính sách Hoa Kỳ đã sai lầm trong cuộc chiến Việt Nam. Do đó ông đã đề nghị Tổng thống ngưng dội bom miền Bắc và hãy trao lại trách nhiệm cho Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng lời đề nghị trên không được chấp thuận đưa đến sự bất đồng trong chính sách giữa ông và Tổng thống Lyndon B. Johnson nên ông đã xin từ chức vào ngày 29/11/1967.

 

Ngày qua tháng lại, 40 năm đã qua, như trên chúng tôi có đề cập đất nước ta khi hưng khi phế chồng chất lên nhau, vinh nhục hằng sâu, quá khứ thì nhiều, tương lai vời vợi… Tuy nhiên dân tộc chúng ta có quyền tự hào vì máu xương cha ông ta đổ ra trên mãnh đất này, ngày nay mới được như thế. Mặc dầu quá khứ khác biệt, nhưng tương lai cùng chung mẫu số, nên còn rất nhiều, nhiều việc phải làm... Chúng ta có quyền hy vọng ở thế hệ mai sau. Nhưng thế hệ mai sau tuỳ thuộc ở thế hệ hôm nay, điều quan trọng là chúng ta sẵn sàng lùi lại, tránh sang bên lề để những người trẻ có cơ hội tiến bước cùng đôi cánh vươn xa. Nghĩa là “thế hệ của hôm nay” phải biết hy sinh và phân biệt giữa bản chất và hiện tượng, giữa hiện thực và ảo tưởng, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.  Mai sau dù có thế nào dân tộc ta cũng nắm tay nhau không hề ngăn cách, phân chia. Chúng ta không có quyền bỏ chạy, tháo lui, rẻ phải hay rẻ trái. Chúng ta chỉ còn con đường duy nhất và nhân tố cơ bản là phải bước tới, bước nhanh, bước vội và bước vững chắc về cùng tinh thần Cần Vương. Bởi vì kẻ thù cướp đất dành biển đang ở trước mặt…Sau cùng, nhưng chưa phải điểm cuối, chúng ta khẳng định rằng muốn có một Phù Đổng Thiên Vương cùng con ngựa sắt và nội lực nhổ được cụm tre, trước tiên và trên hết tinh thần dân tộc phải được phục hoạt do chính chúng ta chứ không lệ thuộc bên ngoài. Ấy là những gì ta nhắn gửi cùng bạn bè, anh em và con cháu hôm nay và sau nầy./.

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Một cách tổng quan về chuyến đi của Bộ trưởng Công an (25-03-2015)
    Dạy cho Bắc Kinh bài học (16-03-2015)
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
    Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông. (12-09-2014)
    Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương (16-08-2014)
    Iraq, bài toán không tìm ra đáp số (09-07-2014)
    Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow. (15-06-2014)
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
    Tiếng gọi Hoàng Sa (20-01-2014)
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152761395.